Trẻ em hay thức khuya có nên hay không và những tác hại mà chúng đem đến đối với sức khỏe của trẻ như thế nào sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Cũng như hãy cùng theo dõi để bạn biết những cách giúp trẻ có thể đi ngủ dễ dàng hơn vào ban đêm nhé.
Trẻ em có nên thức khuya không hẳn là bố mẹ đều có câu trả lời chính là không nên phải không nào? Mặc dù là biết không nên nhưng có thể bạn chưa biết hết những tác hại mà thức khuya đem đến cho con bạn đấy nhé. Hãy đọc bài viết để bạn cảm nhận rằng trẻ em thức quá khuya nguy hiểm như thế nào để bạn lấy đó làm động lực giúp bạn nỗ lực hơn trong việc giải quyết vấn đề đi ngủ sớm của trẻ.
Xem nhanh
Trẻ em hay thức khuya có tác hại gì?
1. Thức khuya hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ
Chiều cao không hoàn toàn do di truyền quyết định. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, gen chỉ quyết định 20% sự phát triển của chiều cao, 80% còn lại thuộc về yếu tố dinh dưỡng và môi trường. Ở trẻ thường xuyên ngủ muộn, hormone tăng trưởng sẽ bị ức chế khiến trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng hơn so với những trẻ cùng tuổi. Nên cho trẻ đi ngủ lúc 9 giờ vì hormone tăng trưởng sẽ bắt đầu tiết ra và đạt đỉnh điểm vào khoảng 11 giờ đến 12 giờ khi trẻ đã ngủ say.
2. Thức khuya khiến hệ miễn dịch suy yếu
Khi trẻ ngủ muộn, các cơ quan bên trong cơ thể sẽ không có đủ thời gian để thực hiện phục hồi và sửa chữa những tổn thương. Các cơ quan mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Nếu trẻ đi ngủ sớm hơn, cơ thể của trẻ sẽ tiết ra một loại protein cytokine giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và bệnh tật. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, cha mẹ cũng chú ý tránh cho trẻ thức khuya để tăng khả năng chống chọi với bệnh tật, đặc biệt là ốm vặt.

Thanh thiếu niên thức khuya có tại hại gì?
Nguyên nhân thức khuya ở lứa tuổi này thường xuất phát từ áp lực học hành, thi cử và sự mất tập trung do các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… Một số tác hại của việc thức khuya ở thanh thiếu niên bao gồm:
1. Chậm phát triển thể chất
Cũng như ở trẻ em, lứa tuổi thanh thiếu niên vẫn đang trong độ tuổi phát triển nên việc ngủ đủ giấc và sớm sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các hormone tăng trưởng cần thiết cho sự phát triển chiều cao và nâng cao trí tuệ. Trẻ em thức đêm ngủ ngày là không nên vì trong độ tuổi phát triển nhanh từ 12 đến 15 tuổi nên đi ngủ từ 10 giờ tối là tốt nhất.
2. Thiếu tập trung
Những thanh thiếu niên thức nhiều thường cố gắng bù đắp tình trạng thiếu ngủ của mình bằng cách ngủ ngon vào sáng hôm sau, nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp các em bắt đầu một ngày học mới tỉnh táo. Do não bộ không có đủ thời gian để phục hồi trong một đêm nên trẻ thường khó tập trung và buồn ngủ suốt cả ngày.

3. Thức khuya tăng cân
Nhiều người thắc mắc “Thức khuya có giảm cân không?” Câu trả lời là hầu hết các trường hợp, thức khuya đều tăng cân. Thức khuya thường xuyên khiến cơ thể có cảm giác đói và muốn dung nạp những thức ăn có hàm lượng calo cao. Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, trẻ em đang trong độ tuổi phát triển thường thích ăn vặt cả ngày và tất nhiên khó có thể cưỡng lại cơn đói lúc này. Tác hại của việc thường xuyên ăn khuya là quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị rối loạn, khiến người trẻ tăng cân không kiểm soát.
4. Thức khuya bị mụn
Mặc dù mụn ở tuổi dậy thì là do hormone sinh dục có xu hướng phát triển mạnh, nhưng việc thức khuya cũng có thể góp phần khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Từ 9h – 12h là thời gian để hệ thống miễn dịch và gan đào thải chất độc và tái tạo dịch máu. Thức quá khuya sẽ ngăn cản đáng kể những hoạt động này. Ngoài ra, thức khuya nổi mụn còn bị kích thích tuyến thượng thận trong cơ thể khiến một lượng lớn cortisol được tiết ra nhiều hơn bình thường. Cortisol khiến da mặt tiết nhiều dầu hơn, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh ra mụn.
Biện pháp khắc phục trẻ em hay thức khuya
- Thiết lập thói quen ngủ cho trẻ ngủ cùng một giờ và thức dậy cùng một giờ kể cả là ngày nghĩ.
- Tránh cho trẻ lớn tuổi ngủ ngày, nếu có thì chỉ nên dành tầm 20 phút ngủ trưa vì ngủ nhiều sẽ khiến trẻ ban đêm khó ngủ.
- Một không gian riêng tư, yên tĩnh, ít ánh sáng là điều rất quan trọng để có một giấc ngủ ngon. Phòng ngủ lý tưởng của con bạn phải tối, yên tĩnh, thông gió tốt và ngăn nắp.
- Tránh sử dụng các thiết bị công nghệ điện tử trước khi trẻ ngủ 2h.
- Khuyến khích con bạn nhận nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngày đặc biệt là buổi sáng sớm.
- Tránh các loại thức ăn nước uống có cafein, đặc biệt không nên bổ sung khi chiều tối gây khó ngủ ban đêm.

Trẻ em hay thức khuya có thể là do cha mẹ không quản được giấc ngủ của trẻ khi chúng còn nhỏ, cũng như không tập cho trẻ thói quen sống tốt mỗi ngày. Không có gì là trễ đối với việc cho trẻ ngủ sớm, vì vậy bạn hãy bắt đầu thực hiện các biện pháp khắc phục như trên để dần dần cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ.