thuốc điều trị viêm loét hành tá tràng
Sức khỏe

Thuốc điều trị viêm loét hành tá tràng nên dùng là gì?

Thuốc điều trị viêm loét hành tá tràng nên dùng là gì sẽ được cung cấp trong bài viết để bạn có thêm nguồn tham khảo điều trị bệnh tốt hơn. Dưới đây chỉ là những thông tin cho bạn đọc thêm còn muốn điều trị dứt điểm bạn cần phải được khám chữa bệnh từ bác sĩ chuyên khoa.

Loét tá tràng là một bệnh do mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (dạ dày) và yếu tố bảo vệ (chất nhờn) trong niêm mạc của hành tá tràng. Khi mất cân bằng các yếu tố này sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc, gây phản ứng viêm trên bề mặt niêm mạc tá tràng. Trường hợp nặng hơn gây ra các vết loét hở ở niêm mạc tá tràng có thể phá hủy lớp cơ và gây loét. Vậy nên bài viết sẽ cho bạn một số tham khảo về thuốc chữa hành tá tràng hiệu quả.

Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?

Ở một số người, bệnh loét tá tràng có thể có triệu chứng không rõ ràng hoặc không. Tuy nhiên, dấu hiệu thường thấy là đau, nóng rát vùng thượng vị liên quan đến bữa ăn. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

Bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Chẳng hạn như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng xuất huyết hay còn gọi là xuất huyết ổ loét thường xuất hiện nhiều. Chúng có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau khi người bệnh sử dụng các chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa. Bao gồm uống rượu bia, sử dụng ma túy, rượu bia, thuốc chống viêm,… kèm theo nôn ra máu tươi, phân đen, dính, mệt mỏi, tụt huyết áp,…
  • Vết loét thủng: Người bệnh đau bụng dữ dội như dao đâm, bụng cứng như gỗ, có thể kèm theo nôn ói. Khi có các dấu hiệu này, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, cấp cứu ngoại khoa. Nếu không phẫu thuật sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
  • Hẹp môn vị: Nếu vị trí loét rộng và gần với môn vị sẽ có nguy cơ bị hẹp môn vị. Với các biểu hiện như đầy bụng, chậm tiêu, đau bụng, nôn trớ thức ăn cũ bỏ bữa kèm theo dịch vị xanh đen.
thuốc điều trị viêm loét hành tá tràng
Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét hành tá tràng

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn Helicobacter pylori. Chúng gây tăng tiết acid dịch vị, đồng thời làm giảm sản xuất màng nhầy bảo vệ niêm mạc. Từ đó, axit trong dạ dày tiếp xúc với niêm mạc tá tràng gây viêm loét hành tá tràng.
  • Do chế độ ăn uống: Ăn nhiều thức ăn kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Chẳng hạn như thức ăn chua, cay, quá nóng, rượu bia, cà phê, ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá. Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, ăn quá no hoặc quá đói,…
  • Do thuốc: Sử dụng kéo dài các loại thuốc chống viêm, giảm đau như corticoid, NSAID,… Dùng lâu dài dẫn đến giảm tiết chất nhờn, giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc tá tràng.
  • Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, tức giận,…
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh là một yếu tố nguy cơ của bệnh.

Với những nguyên nhân và biến chứng trên thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nên được sử dụng là gì? Câu trả lời sẽ có trong những phần tiếp theo của bài viết nhé.

thuốc điều trị viêm loét hành tá tràng
Nguyên nhân dẫn đến viêm loét hành tá tràng

Thuốc điều trị viêm loét hành tá tràng là gì?

1. Loét hành tá tràng uống thuốc gì

Thuốc kháng tiết là thuốc làm giảm tiết acid dịch vị thông qua nhiều cơ chế khác nhau, Bằng cách kháng thụ thể H2, kháng choline, gastrine và kháng bơm proton của tế bào thành của dạ dày.

Thuốc kháng H2: Thuốc ức chế tiết acid không chỉ sau khi kích thích histamin mà còn sau kích thích dây X. Kích thích gastrine và cả thử nghiệm bữa ăn.

Thuốc kháng bơm proton: Là thụ thể cuối cùng của tế bào thành chịu trách nhiệm tiết acid chlorhydrid. Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng chung và mạnh nhất.

Thuốc kháng gastrin là một chất đối kháng với gastrin. Nó làm giảm tiết axit khi tiêm gastrin, nhưng không làm giảm tiết khi tiêm histamine. Được chỉ định trong điều trị loét có tăng đường huyết và đặc biệt trong u dạ dày.

Thuốc bảo vệ niêm mạc, gồm:

  • Carbenoxolone (Caved’s, Biogastrone)
  • Bismuth (Peptobismol, Trymo, Denol)
  • Sucralfate (Ulcar, Keal, venter, sulcrafar)
  • Prostaglandine E2 (Cytotec, Minocytol).
thuốc điều trị viêm loét hành tá tràng
Thuốc điều trị viêm loét hành tá tràng là gì?

2. Phòng ngừa viêm loét hành tá tràng

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống điều độ, không bỏ bữa, không ăn quá no. Hạn chế đồ ăn thức uống kích thích dạ dày như đồ chua, cay, rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà, nước có ga,…
  • Không tập thể dục hoặc vận động nhiều sau khi ăn. Bạn cần nghỉ ngơi ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn.
  • Thường xuyên tập thể dục để tránh căng thẳng và giúp tinh thần thoải mái.
  • Đối với những người đã có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Cần ăn thành nhiều bữa nhỏ, bỏ rượu bia, thuốc lá, giữ tinh thần phấn chấn. Sử dụng các loại thuốc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng lâu dài. Tuân thủ điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giờ thì bạn đã biết thuốc điều trị viêm loét hành tá tràng nên được sử dụng là gì rồi phải không nào. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe của mình cách tốt hơn. Để nhanh chóng điều trị bệnh và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *