nóng gan gây nhiệt miệng
Sức khỏe

Nóng gan gây nhiệt miệng có đúng không? Cách chữa trị nhiệt miệng

Nóng gan gây nhiệt miệng có đúng không? Cách chữa trị nhiệt miệng kèm nóng gan an toàn hiệu quả cũng sẽ được cung cấp trong bài viết. Hy vọng rằng bạn có thể xử lý tốt những tình trạng này sau khi đã tham khảo xong những thông tin dưới đây nhé.

Nhiệt miệng có thể nói là một bệnh khá phổ biến với cuộc sống của chúng ta. Có rất nhiều người đã thắc mắc rằng nóng gan có bị nhiệt miệng không? Hai bệnh này có liên quan gì đến nhau không? Những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi và đọc chúng nhé.

Nóng gan gây nhiệt miệng có đúng không?

Theo quan điểm của y học cổ truyền thì nhiệt miệng thuộc chứng “khẩu cam”. Bệnh phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên gây nên tình trạng lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng và lưỡi đỏ.

Ngày nay với sự phát triển của y học người ta nhận thấy rằng nhiệt miệng cũng sinh ra bởi nhiều yếu tố khác như: áp lực tinh thần, công việc căng thẳng khiến chức năng miễn dịch bị suy giảm. Và việc bạn suy giảm miễn dịch cũng được xem là một nguyên nhân phổ biến gây nên nhiệt miệng. Ngoài ra, nhiệt miệng còn có ở một số nguyên nhân khác như tổn thương niêm mạc miệng. Từ việc sâu răng, nhiễm khuẩn, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…chúng do những sang chấn bên ngoài gây nên. 

Với những thông tin trên, bạn có thể nhận thấy rằng vấn đề nhiệt miệng có rất nhiều yếu tố sinh ra bệnh. Và nóng gan hay nóng trong người gây nhiệt miệng là hoàn toàn có cơ sở. Vậy làm cách nào để chữa trị bệnh cho đúng nhất và có những cách phòng tránh nóng gan nóng gan để tình trạng này không xảy ra nữa? Lời giải đáp sẽ có trong phần tiếp theo nhé.

nóng gan gây nhiệt miệng
Nóng gan gây nhiệt miệng có đúng không?

Cách chữa trị nóng gan gây nhiệt miệng

1. Chữa trị nhiệt miệng

  • Uống đủ 2 lít/ngày để giữ nước cho cơ thể, là giải pháp đơn giản và hiệu quả trong thời gian bị lở loét do nhiệt miệng.
  • Ăn nhiều hoa quả, thực phẩm có nhiều vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây,… hạn chế các loại quả có màu vàng sậm, ngọt như mít, sầu riêng, nhãn gây nóng trong người.
  • Thay thế đồ uống có cồn, caffein bằng trà xanh vì hoạt tính chống oxy hóa trong trà xanh có tác dụng rút ngắn thời gian lây lan của vi khuẩn.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều rất quan trọng đối với tất cả mọi người, kể cả những người đang bị bệnh và chưa mắc bệnh để tránh bị viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
nóng gan gây nhiệt miệng
Chữa trị nhiệt miệng

2. Chữa trị nóng gan nóng trong người

  • Bạn nên đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, đi ngủ trước 23 giờ để giúp gan loại bỏ độc tố và tái tạo các tế bào bị tổn thương. Bạn không nên làm việc quá sức mà nên dành 1-2 tiếng để nghỉ ngơi, kiểm soát căng thẳng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện với những người thân yêu,
  • Bên cạnh đó, bạn cần tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày để tăng cường trao đổi chất và duy trì hoạt động của gan và các cơ quan khác.
  • Bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm các loại thảo dược có tác dụng mát gan như cây hoàng liên, atiso, diệp hạ châu, cà gai leo, mật nhân,… Các loại thảo dược này có tác dụng giải nhiệt cũng như hỗ trợ giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh nóng gan hiệu quả hơn.
  • Lưu ý không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nam, hay mua bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nóng gan nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc tự mua thuốc sẽ khiến quá trình điều trị phức tạp và nặng hơn.
nóng gan gây nhiệt miệng
Chữa trị nóng gan nóng trong người

Phòng ngừa nóng gây nhiệt miệng

  • Các vết loét gây đau đớn và khó chịu nhưng việc phòng tránh không khó cho bạn. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hoặc ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng. 
  • Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng thật tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Với trẻ em, không nên thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Bạn cũng cần dạy trẻ em súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày.
  • Vào những ngày nắng nóng, dù cảm thấy mệt mỏi nhưng ăn uống cũng cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả, trái cây… Hạn chế đồ chiên rán, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng rau quả tươi. 
  • Nếu bị lở loét nặng, đau hoặc tái phát nhiều lần, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị dứt điểm.

Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề nóng gan gây nhiệt miệng trên đây, có thể giúp bạn biết mình cần làm gì khi chúng xuất hiện. Mong rằng bạn sẽ bảo vệ răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể một cách tốt nhất để tránh không chỉ bệnh đơn giản là nhiệt miệng mà còn là những bệnh nghiêm trọng khác nữa.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *