Bệnh viêm nang lông ở trẻ em nên được điều trị như thế nào sẽ được hướng dẫn trong bài viết cùng với những triệu chứng và nguyên nhân bệnh. Nếu con bạn sau khi sinh gặp phải tình trạng này thì bạn cần khắc phục và xử lý ngay không cho bệnh phát triển lâu ngày.
Viêm nang lông ở trẻ em ngày càng gia tăng nhanh chóng ở các vị trí thường gặp là lưng, chân, tay, mặt, ngực,… ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sinh hoạt của bé. Vậy làm thế nào để biết con bạn có bị viêm nang lông hay không? Làm sao để chữa khỏi bệnh hoàn toàn? Đừng bỏ lỡ những thông tin quý giá trong bài viết dưới đây.
Xem nhanh
Các triệu chứng của bệnh viêm nang lông ở trẻ em
Viêm nang lông không chỉ xuất hiện ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải loại bệnh này. Đặc biệt, trạng thái này ở trẻ em đang ngày càng tăng cao, do da trẻ còn mỏng và dễ bị các tác nhân từ môi trường.
Để nhận biết viêm lỗ chân lông ở trẻ em, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu thường gặp trên da như sau:
- Trẻ luôn khó chịu, ngứa ngáy, gãi ở một vùng da nào đó.
- Một số vị trí trên da ngực, da mặt, tay, chân, lưng… xuất hiện những nốt mẩn đỏ gây ngứa.
- Mụn đỏ sẫm, có mủ bên trong.
- Lông mọc ngược, mọc theo hình xoắn ốc ở chân tóc.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông ở trẻ em
Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả bé trai và bé gái. Ban đầu chỉ xuất hiện một số mụn nhỏ, sau đó lan rộng ra các vị trí xung quanh, tạo thành mủ bên trong. Theo đánh giá của các chuyên gia da liễu, khả năng trẻ bị viêm nang lông thường cao gấp 3 lần so với người lớn. Vì những lý do sau đây:
- Di truyền: Đây là nguyên nhân gây bệnh rõ ràng nhất, theo thống kê thì trong tổng số các trường hợp mắc bệnh viêm nang lông thì có đến 65% người có bố hoặc mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh trước đó.
- Vệ sinh cơ thể kém: Nếu không tắm rửa thường xuyên, các tế bào chết, cặn bã, bụi bẩn bám trên da khiến lỗ chân lông bị bít kín, lâu dần dẫn đến phản ứng viêm nhiễm. Đặc biệt, ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ chưa cao, cha mẹ cần quan tâm, chú ý hàng ngày.
- Mặc quần áo bó sát: Da trẻ em rất nhạy cảm, nếu thường xuyên mặc quần áo bó sát, mồ hôi sẽ không thoát ra được sẽ sinh ra vi khuẩn, nấm gây viêm nang lông.
- Rối loạn tuyến dầu: Ở trẻ nhỏ, hệ bài tiết hoạt động chưa ổn định nên khi tuyến dầu hoạt động quá mạnh dẫn đến chất nhờn dư thừa sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Đặc biệt sẽ rất dễ mắc bệnh viêm nang lông da đầu ở trẻ em.
Cách điều trị viêm nang lông ở trẻ em
1. Trị bệnh viêm nang lông ở trẻ em bằng lá trầu không
Từ xa xưa, lá trầu không đã được biết đến như một nguyên liệu có tính nóng giúp tiêu viêm, sát trùng nhẹ nhàng. Sử dụng lá trầu không là lựa chọn phù hợp để trị viêm nang lông cho bé, mang lại sự an toàn cho làn da của trẻ. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 10-15 lá trầu không rửa sạch.
- Cho lá vào nồi nước đun sôi.
- Sau đó, pha nước lá trầu không cùng với 1 chậu nước.
- Dùng nước này để tắm cho bé hoặc vệ sinh vùng da bị viêm nang lông.

2. trị viêm nang lông ở trẻ em bằng lá chè xanh
Ngoài lá trầu không, bạn cũng có thể dùng lá chè xanh đun lấy nước để tắm cho bé hàng ngày. Nhờ khả năng khử trùng, diệt khuẩn, lá chè xanh sẽ giúp tình trạng viêm nang lông của bé được cải thiện đáng kể. Cách thực hiện như sau:
- Lấy một nắm lá chè xanh (15 – 20 lá) rửa sạch với nước muối.
- Cho lá trà xanh vào một thau nước lớn và để nguội.
- Dùng nước lá chè xanh để tắm hoặc vệ sinh cơ thể cho trẻ nhỏ.
3. Trị viêm nang lông cho trẻ bằng dầu dừa
Ngoài công dụng trị hăm tã, ngừa mẩn ngứa, tưa lưỡi ở trẻ, dầu dừa còn có tác dụng trị viêm lỗ chân lông hiệu quả và đơn giản. Dầu dừa có lượng axit vừa đủ để loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm nhưng không làm tổn thương làn da mỏng manh của bé.
Mỗi ngày, mẹ chỉ cần lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên vùng da bị viêm cho bé, sau đó massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút. Cuối, ủ trên da thêm 30 phút và rửa sạch bằng nước ấm, tình trạng viêm da sẽ được cải thiện nhanh chóng.

4. Điều trị viêm lỗ chân lông ở trẻ em theo Tây y
Bên cạnh thuốc Đông y, bạn cũng có thể giảm viêm nang lông cho bé bằng các loại thuốc bôi trực tiếp lên da. Hầu hết các loại thuốc này đều chứa Tocopheryl acetate và một số tá dược vừa đủ để diệt nấm và vi khuẩn hiệu quả.
Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có một số nhược điểm như gây tác dụng phụ, bệnh nhanh tái phát. Khi sử dụng thuốc chữa viêm nang lông cho bé cần có chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng thuốc không phù hợp, thuốc kém chất lượng khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin và cách trị bệnh viêm nang lông ở trẻ em cho bạn tham khảo và thực hành. Nếu bạn đã áp dụng các cách trên mà tình trạng viêm nang lông ở bé không cải thiện hoặc các trường hợp viêm lỗ chân lông lâu ngày và nặng. Cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, kiểm tra và tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả.